Hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm từ doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ - DỊCH VỤ SMART SERVICES
Thỏa thuận
TP. Hồ Chí Minh
CÔNG TY TNHH MEDIASTEP SOFTWARE VIỆT NAM
10 - 12 triệu
Đồng Nai, Cần Thơ, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội
CÔNG TY TNHH MEDIASTEP SOFTWARE VIỆT NAM
10 - 12 triệu
Đồng Nai, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội
CÔNG TY TNHH MEDIASTEP SOFTWARE VIỆT NAM
10 - 12 triệu
Hà Nội, Đồng Nai, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG SMBC
15 - 20 triệu
TP. Hồ Chí Minh
CHI NHÁNH ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN THE VIBES - CÔNG TY TNHH TƯ VẤN-THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG NGUYÊN THỂ
7 - 10 triệu
TP. Hồ Chí Minh
Nhân viên bán hàng là vị trí quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để làm sales chuyên nghiệp, ứng viên phải có những yêu cầu và kỹ năng cần thiết. Vậy nhân viên sales là ai? Họ cần phải làm những gì? Các kỹ năng tối thiểu cho công việc này là thế nào? Cùng tôi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này nhé!
Nhân viên bán hànghoặc nhân viên saleschịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động liên quan đến bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng. Đây là vị trí quan trọng trong mô hình kinh doanh nhằm tạo ra doanh số bằng cách tương tác, giải đáp thắc mắc và tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Từ đó khuyến khích họ mua sắm. Nhân viên bộ phận bán hàng có thể làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau tùy vào loại hình kinh doanh. Ví dụ:
Cửa hàng bán lẻ: Tư vấn cho khách hàng trực tiếp tại cửa hàng bán lẻ như trung tâm thương mại, cửa hàng thời trang, điện tử,...
Showroom hoặc trung tâm triển lãm: Giới thiệu sản phẩm, tư vấn về tính năng, lợi ích và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng; tham gia các sự kiện và triển lãm trưng bày sản phẩm, tạo cơ hội kết nối với khách hàng mới.
Nền tảng thương mại điện tử: hoạt động trong môi trường trực tuyến, quản lý bán hàng, tương tác với khách hàng thông qua các trang web thương mại điện tử hoặc nền tảng trực tuyến khác.
B2B (Business to business): lĩnh vực B2B, tập trung vào việc bán sản phẩm/ dịch vụ cho doanh nghiệp khác,…
Nhân viên bán hàng đóng vai trò trong quá trình phát triển và duy trì thành công của doanh nghiệp. Họ không chỉ giới thiệu sản phẩm và thuyết phục khách hàng, mà còn là đại diện thương hiệu, tạo ra mối liên kết chặt chẽ với khách hàng. Với sự am hiểu sâu sắc về sản phẩm, khả năng tư vấn chuyên nghiệp và tầm nhìn chiến lược, nhân viên bán hàng giúp khách hàng đưa ra quyết định mua sắm tối ưu.
Ngoài ra, vai trò của nhân viên sales còn làm cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ là những người lắng nghe, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó xây dựng mối quan hệ chăm sóc khách hàng chặt chẽ và lâu dài. Sự tận tâm, tận tụy là các yếu tố tạo ra trải nghiệm mua sắm tích cực cho khách hàng.
Trên “chiến trường” kinh doanh, các “chiến binh” bán hàng là những người đồng hành đáng tin cậy, mang lại giá trị và ý nghĩa cho từng giao dịch. Với trách nhiệm, lòng nhiệt huyết và đam mê không ngừng, nhân viên bán hàng đóng góp không ngừng vào sự phồn thịnh và thành công của nhiều tổ chức.
Trong thời đại hiện nay, ngành nghề nhân viên bán hàng đang trải qua nhiều thay đổi do sự phát triển của công nghệ và hành vi mua sắm của khách hàng. Đặc biệt là sự bùng nổ của thương mại điện tử đã thay đổi cách tiếp cận, tương tác với khách hàng. Ngành càng đa dạng thì đòi hỏi nhân viên phải có sự linh hoạt, sáng tạo để thích ứng trước những thay đổi trong môi trường kinh doanh và ứng xử với người mua. Một số xu hướng phát triển trong kinh doanh có thể kể đến như:
Đối mặt với nhiều kênh và nền tảng, người bán hàng cần hiểu biết, thích ứng nhanh chóng với sự đa dạng của các nền tảng trực tuyến hoặc offline.
Xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội, tăng cường sự tin tưởng và tương tác với khách hàng; hợp tác với người có sức ảnh hưởng (KOL) hoặc người tiêu dùng chủ chốt (KOC) quảng bá, trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Sử dụng chatbot, các hệ thống tương tác ảo để giúp khách hàng trực tuyến, cung cấp hỗ trợ ngay lập tức và tăng cường trải nghiệm mua sắm.
Sử dụng hệ thống quản lý mối quan hệ sau bán hàng (CRM) để theo dõi và quản lý mối quan hệ với khách hàng sau bán hàng nhằm thu thập phản hồi, giải quyết vấn đề.
Nhân viên bán hàng đóng vai trò chính yếu trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Để làm việc hiệu quả trong môi trường kinh doanh, bạn cần sở hữu một loạt kỹ năng đa dạng và chuyên sâu.
Nhân viên sales cần sở hữu nhiều kỹ năng
Đây là chìa khóa quan trọng để lắng nghe và truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp một cách rõ ràng. Nhân viên bán hàng cần hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang bán, Từ đó lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng để tư vấn tích cực. Đồng thời giải đáp thắc mắc của họ. Những tuyệt chiêu áp dụng để tăng sức thuyết phục là:
Nắm bắt nhanh chóng đặc điểm, giá trị và mong muốn khách hàng.
Áp dụng kỹ thuật thuyết phục như tạo áp lực thời gian, cung cấp chứng cứ xã hội và sử dụng câu chuyện thành công.
Tạo ra cảm giác ưu tiên cho khách hàng bằng cách nhấn mạnh giá trị và lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại.
Thể hiện sự tự tin trong giới thiệu sản phẩm, giải thích tại sao sản phẩm/dịch vụ của mình là lựa chọn tốt nhất.
Linh hoạt trong việc thay đổi góc độ, chiến lược tùy thuộc vào phản hồi và phản ứng của khách hàng.
Trong môi trường kinh doanh, sự hiện diện và tương tác trên các nền tảng mạng xã hội là yếu tố không thể thiếu. Một nhân viên sales thông minh sẽ hiểu rằng tương tác trên mạng xã hội không chỉ quảng bá mà còn là cơ hội để lắng nghe phản hồi, giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề của khách hàng.
Kỹ năng hiểu biết về sản phẩm là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với nhân viên làm nhiệm vụ bán hàng. Nắm vững thông tin sản phẩm không chỉ giúp bạn tự tin trong quá trình tư vấn mà còn giúp xây dựng niềm tin với khách hàng. Nhân viên bán hàng cần hiểu biết toàn diện về sản phẩm như: đặc điểm kỹ thuật, tính năng, công nghệ liên quan đến sản phẩm; ưu điểm nổi bật, đặc tính độc đáo mà sản phẩm mang lại; cập nhật thông tin về sản phẩm bao gồm cập nhật các tính năng mới, thông tin giá cả,...
Sự hiểu biết thị trường giúp chúng tatối ưu hóa chiến lược, tăng cường khả năng tương tác với khách hàng và giúp doanh nghiệp thích ứng với bối cảnh kinh doanh đang thay đổi liên tục. Một số khía cạnh chính của sự hiểu biết thị trường mà nhân viên bán hàng cần có:
Hiểu rõ các xu hướng và biến động trong thị trường mà họ đang hoạt động. Theo dõi sự thay đổi trong hành vi mua sắm và ưu tiên của khách hàng.
Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu và nhóm người tiêu dùng mà sản phẩm/dịch vụ hướng đến.
Tư duy phân tích để đưa ra những quyết định thông minh dựa trên dữ liệu thị trường để đánh giá hiệu suất và định hình chiến lược.
Có kiến thức vững về đối thủ cạnh tranh bao gồm sản phẩm/dịch vụ; chiến lược tiếp thị và giá cả; đánh giá cạnh tranh và tìm kiếm những cơ hội phát triển.
Kỹ năng quản lý thời gian, xử lý tình huống giúp nhân viên bán hàng tối ưu hóa năng suất và giải quyết mọi tình huống chuyên nghiệp. Để quản lý thời gian thông minh, bạn cần biết lập kế hoạch công việc hàng ngày và xác định ưu tiên theo mức độ quan trọng. Chúng ta nên sử dụng các công cụ hoặc ứng dụng quản lý công việc để theo dõi, tổ chức công việc khéo léo.
Kỹ năng xử lý tình huống cũng là yếu tố quyết định cho sự thành công trong nhiều lĩnh vực. Nó giúp giải quyết các tình huống khó khăn, không chắc chắn hoặc bất ngờ trong công việc, cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, kỹ năng này còn hỗ trợ giúp chúng ta đối phó hiệu quả với trước những rủi ro và tổn thất không may xảy ra.
Xác định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Xác định nhu cầu của khách hàng giúp nhân viên bán hàng hiểu rõ mong muốn và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Nhu cầu của khách hàng bao gồm nhu cầu tiềm ẩn và nhu cầu đã biết. Để phân tích và đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả, nhân viên sales có thể sử dụng các phương pháp sau:
Lắng nghe chủ động: hỏi và lắng nghe khách hàng chủ động; đặt câu hỏi mở để khuyến khích họ chia sẻ về nhu cầu và mong muốn của mình.
Thu thập thông tin cơ bản: hỏi về lịch sử mua sắm trước đây, sản phẩm hoặc dịch vụ họ đang tìm kiếm, nhu cầu cơ bản và mục tiêu chính của khách hàng.
Sau khi đã phân tích hành vi mua sắm của khách hàng, bạn cần giới thiệu chi tiết từng đặc tính, ưu điểm của sản phẩm để người mua hiểu rõ hơn. Nhân viên sales có thể chứng minh giá trị thực tế bằng cách cung cấp đánh giá hoặc thông tin từ khách hàng trước đó. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể giới thiệu các ưu đãi, khuyến mãi để tăng giá trị của giao dịch. Từ đó khuyến khích khách hàng mua sắm.
Nhân viên sales cần sự tỉ mỉ và kỹ lưỡng khi thanh toán
Nhân viên bán hàng không chỉ chú trọng vào việc giới thiệu sản phẩm mà còn đảm bảo rằng khách hàng có trải nghiệm mua sắm tích cực. Sau khi người tiêu dùng chọn được sản phẩm/ dịch vụ phù hợp, bước tiếp theo là đóng gói và giao dịch thanh toán. Mọi sản phẩm đều cần đóng gói cẩn thận, đảm bảo đến tay khách hàng nguyên vẹn và đẹp mắt. Nếu cần vận chuyển đi xa, doanh nghiệp cần sử dụng vật liệu đóng gói chất lượng để bảo vệ sản phẩm khỏi tác động trong quá trình vận chuyển.
Khi đóng gói đã hoàn tất thì chính là bước thanh toán. Doanh nghiệp cần đa dạng hóa phương thức thanh toán để đảm bảo sự linh hoạt. Nó có thể bao gồm thanh toán bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng và tiền mặt. Nhân viên bán hàng cần sự tỉ mỉ và kỹ lưỡng khi thanh toán. Ví dụ như thu đúng số tiền, in hóa đơn giấy (điện tử) và giới thiệu các chương trình ưu đãi khác nếu có.
Nhân viên sales cần trau dồi nhiều kỹ năng khác nhau
Đào tạo kỹ năng cho nhân viên làm nhiệm vụ bán hàng là một yếu tố để nâng cao chất lượng dịch vụ. Vì vậy, doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho người làm sales có cơ hội phát triển sự nghiệp bằng các khóa đào tạo và phát triển kỹ năng. Nhất là trong bối cảnh thị trường đang chuyển hướng vào mô hình kinh doanh trực tuyến. Các nhân viên bán hàng cần học cách sử dụng công cụ và nền tảng trực tuyến để tối ưu hóa quá trình bán hàng hoặc tương tác với người mua.
Cơ hội thăng tiến thường bắt đầu từ vị trí bán hàng cơ bản và sau đó chuyển lên các vị trí mang trách nhiệm lớn hơn. Tùy vào kinh nghiệm, năng lực mà ứng viên có thể làm ở các vị trí cấp bậc khác nhau. Lộ trình thăng tiến tại các doanh nghiệp khi tuyển nhân viên bán hàng có thể đạt như sau: nhân viên bán hàng -> chuyên viên bán hàng -> trưởng bộ phận bán hàng -> trưởng phòng kinh doanh -> giám đốc kinh doanh.
Nhân viên salesphải đối mặt với nhiều thách thức trong môi trường kinh doanh đầy khốc liệt ngày nay. Mỗi thách thức đều mang đến cơ hội để phát triển và nâng cao bản thân. Vì vậy, tìm hiểu kỹ những khó khăn và tìm giải pháp để đối mặt là điều hết sức quan trọng để nâng cao trình độ của mỗi nhân viên bán hàng. Sau đây là một vài thách thức mà một nhân viên sales có thể gặp phải.
Tuyển dụng sales thường cần những ứng viên chịu được áp lực doanh số
Trong công việc này, chịu áp lực doanh số và mục tiêu bán hàng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta cần nhìn nhận áp lực như một thử thách để thúc đẩy sự học hỏi, rèn luyện. Để đối mặt với áp lực, người bán hàng phải đặt ra những mục tiêu cụ thể, hợp lý dựa trên nhu cầu thị trường và năng lực của bản thân. Lập kế hoạch làm việc sắp xếp và tối ưu hóa năng suất. Đây là cách để bạn quản lý thời gian khôn ngoan và tạo ra tâm lý tích cực, lạc quan.
Khi bán hàng chắc chắn mỗi nhân viên đã không ít lần gặp những khách hàng khó tính, có yêu cầu cao về sản phẩm/dịch vụ. Vậy đâu mới là cách xử lý thông minh với những khách hàng khó chiều này? Sau đây là một vài điều cần làm để chinh phục họ:
Khi gặp khách hàng không hài lòng hoặc đòi hỏi đặc biệt, chúng ta cần kiên nhẫn lắng nghe để hiểu rõ vấn đề của họ. Từ đó xác định nguyên nhân và tìm ra cách giải quyết thỏa đáng.
Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Sự chuyên nghiệp và tôn trọng trong giao tiếp tạo ra một môi trường tích cực, giúp khách hàng cảm thấy họ đang được chăm sóc và quan tâm.
Hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ để có thể cung cấp thông tin chi tiết và thuyết phục khách hàng. Giải thích rõ ràng, minh bạch về giá trị của sản phẩm có thể giúp giảm bớt những hiểu lầm và nghi ngờ từ phía người mua hàng.
Hợp tác với khách hàng để tìm giải pháp chung. Điều này bao gồm việc đề xuất dịch vụ/sản phẩm thay thế, chiết khấu đặc biệt, hoặc các ưu đãi khác.
Nếu tình huống trở nên quá phức tạp, hãy tìm sự hỗ trợ từ đội ngũ quản lý.
Bảo vệ quyền lợi, sức khỏe của nhân viên bán hàng là phần quan trọng của quản lý nhân sự và chính sách an toàn lao động. Nhân viên được cung cấp và phổ cập đầy đủ về các quy tắc an toàn lao động, quy định về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. Ngoài ra, họ được đảm bảo về các chế độ bảo hiểm để hạn chế những lo lắng về chi phí y tế.
Người bán hàng là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp
Nhân viên bán hàng là vị trí quan trọng nhất trong một doanh nghiệp. Công việc của họ là tiếp cận khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Nhân viên bán hàng giúp tăng doanh thu và tạo ra lợi nhuận thông qua khả năng tương tác và truyền đạt thông tin sản phẩm. Vì vậy, chúng ta phải nắm vững kiến thức chuyên môn, khả năng giao tiếp tốt và sự chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng tốt nhất.
Bước vào thế giới của nhân viên bán hàng là bước chuyển mình quan trọng và đầy thách thức. Hiện nay có rất nhiều công ty quan tâm đến tuyển dụng nhân viên bán hàng và chính sách đào tạo nhân viên sales. Trước khi được tuyển dụng chính thức, bạn phải trải qua quá trình đào tạo khắt khe theo tiêu chuẩn công ty. Và ngoài trình độ chuyên môn, nhân viên bán hàng còn phải có những phẩm chất đạo đức cần thiết và làm việc có kỷ luật.
Đừng ngần ngại học hỏi và cải thiện bản thân. Đừng sợ đối mặt với thách thức mà hãy nhìn nhận chúng là động lực để trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy giữ tinh thần tích cực, kiên trì và tận hưởng hành trình của mình trong thế giới bán hàng cạnh tranh. Đừng quên theo dõi Jobsnew để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích.