Tuyển dụng báo chí: Hướng dẫn toàn diện cho nhà tuyển dụng và ứng viên

Báo chí là ngành nghề rất hot và được đông đảo bạn trẻ yêu thích, theo đuổi. Vậy nên quá trình tuyển dụng báo chí cũng khá bài bản, chuyên nghiệp nhằm tìm ra được ứng viên phù hợp, tài năng để đảm nhận các vị trí quan trọng. Để hiểu rõ hơn về báo chí cũng như quy trình tuyển dụng của ngành nghề này, mời bạn cùng tôi theo dõi bài viết ngay sau đây.

1. Giới thiệu về ngành báo chí 

 1.1 Tổng quan về ngành báo chí 

Báo chí là lĩnh vực khá rộng và đa dạng. Nó chủ yếu tập trung vào việc thu thập, xử lý và truyền tải thông tin về các sự kiện, vấn đời trong đời sống xã hội đến với công chúng. Những thông tin trong báo chí thường được thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh và được xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ. 

Hiện nay, mục tiêu đào tạo của ngành báo chí tại các trường Cao đẳng, Đại học là dành cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động báo chí theo đúng chuẩn mực, đạo đức nghề. Ngoài ra, ngành còn giúp phát huy khả năng tự nghiên cứu, sáng tạo để người học thích ứng được với sự phát triển của khoa học, công nghệ, xã hội.

1.2 Vai trò và tầm quan trọng của báo chí 

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, vai trò của báo chí càng trở nên quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thông tin, phát huy tính chiến đấu, đấu tranh chống lại những tư tưởng sai trái, thù địch. Qua đó góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vai trò cụ thể của báo chí được thể hiện qua mặt sau:

  • Tuyên truyền - giáo dục: Báo chí là công cụ hữu hiệu tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước,... Thông qua nó, người dân được tiếp cận với những thông tin cần thiết để nâng cao nhận thức, hiểu biết về các vấn đề của đất nước.

  • Phản ánh thực tế: Báo chí có nhiệm vụ phản ánh trung thực, khách quan các sự kiện, vấn đề đang diễn ra trong đời sống xã hội. Thông tin của báo chí giúp người dân có cái nhìn tổng quan về tình hình chung. Từ đó tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng đất nước

  • Định hướng dư luận: Báo chí giúp người dân có cái nhìn đúng đắn về các vấn đề. Qua đó tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

  • Giải trí, thư giãn: Báo chí không chỉ cung cấp thông tin, phản ánh thực tế mà còn là nguồn giải trí, thư giãn, nâng cao đời sống tinh thần của con người. Thông qua nó, chúng ta có thể tìm hiểu tin tức về văn hóa, du lịch, giải trí, thể thao,...

 1.3 Xu hướng phát triển của ngành báo chí 

Nắm xu hướng để có kế hoạch tuyển dụng báo chí hiệu quả

Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số đang tác động sâu sắc đến ngành báo chí. Một số xu hướng phát triển ngành hiện nay như sau:

  • Chuyển đổi từ phương tiện truyền thông truyền thống sang nền tảng kỹ thuật số: Phát triển của internet, các thiết bị di động dẫn đến sự suy giảm của các phương tiện truyền thông truyền thống như báo giấy, tạp chí, đài phát thanh,... Thay vào đó, người dân đang tiếp cận tin tức từ các website, mạng xã hội hoặc ứng dụng di động.

  • Sự phát triển của báo chí xã hội: Đây là hình thức báo chí dựa trên sự tham gia của cộng đồng. Mọi người có thể tự sản xuất, chia sẻ nội dung lên các nền tảng mạng xã hội. Qua đó làm đa dạng hóa, mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tin.

  • Cá nhân hóa nội dung: Các cơ quan báo chí dần chú trọng đến cá nhân hóa nội dung cho từng đối tượng khán giả. Điều này được thực hiện thông qua các công cụ phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo nhằm thu hút, giữ chân người đọc, người xem.

  • Tăng cường tương tác thông qua bình luận, chia sẻ, khảo sát, v.v. Việc này giúp các cơ quan báo chí hiểu rõ nhu cầu khán giả để nâng cao, cải thiện chất lượng nội dung.

  • Ngoài ra, nhiều đơn vị còn biết cách tập trung xây dựng cộng đồng cho khán giả bằng cách tổ chức các sự kiện, hoạt động nhằm gắn kết và tạo dựng lòng tin.

2. Yêu cầu và kỹ năng cần có trong các tin tuyển dụng báo chí 

Tuyển dụng báo chí yêu cầu nhiều kỹ năng

 2.1 Kỹ năng nghề nghiệp cần thiết 

Trong ngành nghề này có một số kỹ năng nghề nghiệp cần thiết mà bất kỳ nhà báo, phóng viên hoặc người làm trong lĩnh vực truyền thông cũng điều cần phát triển:

Kỹ năng viết lách và biên tập

Để thành công trong lĩnh vực báo chí, ngoài khả năng viết được nhiều thể loại khác nhau thì bạn cần học cách thể hiện văn phong rõ ràng, súc tích, và có sức thuyết phục. Điều này không chỉ áp dụng khi viết bài mà còn trong lúc biên soạn và chỉnh sửa nội dung.

Kỹ năng nghiên cứu - thu thập thông tin

Báo chí tuyển dụng thường cần phóng viên/ nhà báo có kỹ năng nghiên cứu mạnh mẽ và khả năng thu thập tin tức nhanh chóng từ nhiều nguồn khác nhau. Đồng thời chúng ta cần đánh giá tính chính xác, khách quan, trung thực và độ tin cậy từ các nguồn tin.

Kỹ năng giao tiếp - phỏng vấn

Đây là một phần quan trọng khi làm nghề. Vì vậy bạn cần viết cách đặt câu hỏi, lắng nghe, ghi chép hiệu quả và xây dựng nhiều mối quan hệ, mở rộng mạng lưới liên lạc để tiếp cận được nhiều nguồn tin độc quyền.

Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông

Ngày nay, báo chí không chỉ ở dạng báo in, báo phát thanh - truyền hình mà còn được phát triển dưới dạng báo điện tử và các ứng dụng - mạng xã hội. Do đó, bạn cần sử dụng thành thạo các phương tiện truyền thông hiện đại để truyền tải thông tin hiệu quả.

Kỹ năng ngoại ngữ

Trong thời đại hội nhập, kỹ năng ngoại ngữ là một lợi thế của nhà báo. Nó giúp bạn tiếp cận được với nguồn thông tin quốc tế, từ đó nâng cao chất lượng tác phẩm của mình.

Ngoài những kỹ năng được liệt kế bên trên, khi tuyển dụng báo chí các đơn vị còn yêu cầu ứng viên có tư duy phân tích, phản biện, sự nhạy bén,... Và đặc biệt là khả năng chịu được áp lực khi phải thường xuyên đối diện với áp lực thời gian, deadline. Để rèn luyện những điều này, sinh viên ngành báo chí cần tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực tập tại các cơ quan báo chí, làm cộng tác viên cho những trang báo mạng và thường xuyên trau dồi, cập nhật những thông tin mới nhất về xã hội.

2.2 Yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm 

Trình độ là yếu tố hàng đầu để trở thành một nhà báo/phóng viên chuyên nghiệp. Theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trình độ tối thiểu để làm việc trong ngành báo chí là trung cấp. Tuy nhiên để có được chỗ đứng vững chắc, chúng ta cần rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm ở những cấp bậc cao hơn như Cao đẳng, Đại học hoặc sau Đại học. 

Tại Việt Nam, các trường đào tạo ngành báo chí thường có các chương trình trang bị cho sinh viên các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn. Đặc biệt là những lĩnh vực chính trị, lịch sử, kinh tế, văn học, ngôn ngữ học,... Ngoài ra, bạn còn được biết thêm nhiều bài học về các thể loại, phương pháp tác nghiệp và đạo đức báo chí. 

3. Quy trình tuyển dụng báo chí

Quy trình tuyển dụng trong ngành báo chí cũng tương tự các ngành nghề khác

3.1 Cách thức đăng tuyển và tiếp cận ứng viên

Đăng tuyển và tiếp cận ứng viên trong ngành báo chí đòi hỏi một chiến lược tuyển dụng thông minh để thu hút nhân tài. Dưới đây là một số bước và phương pháp mà bạn có thể sử dụng:

  • Xác định rõ yêu cầu công việc, các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm cần thiết cho vị trí đang tuyển. Từ đó viết mô tả công việc chi tiết, hấp dẫn, nêu bật những cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích doanh nghiệp mang lại cho người lao động. 

  • Đăng thông tin tuyển dụng báo chí lên nhiều website uy tín hoặc sử dụng mạng xã hội, diễn đàn để tăng độ nhận diện cho vị trí tuyển dụng. Ngoài ra các nhà tuyển dụng có thể kết nối với các trường Cao đẳng, Đại học, Viện truyền thông để tìm ứng viên tiềm năng.

  • Tận dụng mạng lưới nghề nghiệp, kết nối với các nhà báo, viên tập viên, chuyên gia trong ngành để giới thiệu về những cơ hội việc làm tại đơn vị. 

  • Tổ chức các sự kiện tuyển dụng, hội thảo, webinar, hội chợ việc làm để thu hút ứng viên.

3.2 Các bước trong quy trình phỏng vấn 

Quy trình phỏng vấn trong ngành báo chí tương tự như quy trình tuyển dụng trong các ngành nghề khác, bao gồm các bước:

  • Tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển để sàng lọc những ứng viên có đủ điều kiện cơ bản cho vị trí tuyển dụng. Thông thường, hồ sơ ứng tuyển sẽ bao gồm các thông tin về sơ yếu lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc,...

  • Gửi thư mời phỏng vấn: Sau khi sàng lọc hồ sơ, nhà tuyển dụng sẽ gửi thư mời phỏng vấn cho những ứng viên đạt yêu cầu. Thư mời sẽ gồm có thời gian, địa điểm, nội dung phỏng vấn,...

  • Phỏng vấn sơ bộ: Thường được thực hiện bởi nhân viên hành chính hoặc nhân viên tuyển dụng. Mục đích của buổi phỏng vấn này là để tìm hiểu thêm về lý do ứng tuyển, kinh nghiệm, kỹ năng,...của ứng viên.

  • Phỏng vấn chuyên môn: Thường được thực hiện bởi phóng viên/ biên tập viên hoặc những chuyên gia tại các cơ quan báo chí. Mục đích của buổi phỏng vấn này là đánh giá kiến thức và năng lực chuyên môn của ứng viên.

  • Thông báo kết quả: Khi kết thúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thông báo kết quả cho ứng viên.

3.3 Đánh giá và lựa chọn ứng viên 

Quá trình đánh giá - lựa chọn ứng viên trong ngành báo chí cần thực hiện khách quan, khoa học, dựa trên tiêu chí cụ thể. Vì thế mỗi cơ quan cần xây dựng cho mình bộ tiêu chí phù hợp với từng vị trí tuyển dụng. Ngoài ra, chúng ta cũng cần đội ngũ tuyển dụng có kinh nghiệm, chuyên môn để quá trình tuyển dụng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Thông thường các tiêu chí đánh giá ứng viên trong ngành báo chí được chia thành hai nhóm đó là: tiêu chí về kiến thức - kỹ năng - kinh nghiệm và tiêu chí về tố chất - phẩm chất.

4. Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong ngành báo chí

Tuyển dụng báo chí có rất nhiều vị trí việc làm và cơ hội thăng tiến

4.1 Các vị trí và cơ hội làm việc 

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực báo chí ngày càng tăng cao. Đây là cơ hội dành cho những người có đam mê với truyền thông và tin tức. Một số công việc xuất hiện phổ biến trên các bảng tin là tuyển dụng phóng viên báo chí, biên tập viên, phát thanh viên, editor, MC, nhân viên truyền thông,... Ngoài ra, bạn còn có thể làm việc tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi Chính phủ ở các vị trí chuyên viên báo chí, chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên truyền thông,...

Bên cạnh các công việc nêu trên, bạn còn có cơ hội làm nhà phân tích/bình luận và tham gia vào những bài viết chuyên sâu, chương trình phát thanh - truyền hình,... hoặc trở thành giảng viên tại trường Đại học, viện nghiên cứu. Nếu bạn là một người đam mê viết lách, yêu thích sự tự do, chủ động về thời gian hãy lựa chọn làm hình thức freelance và cộng tác với các cơ quan báo chí, tạp chí, website,... Tuy nhiên thu nhập bạn sẽ thay đổi thất thường, tùy vào số lượng, chất lượng tác phẩm tạo ra. Vì vậy hình thức này đòi hỏi bạn phải thật sự nỗ lực và kiên trì.

4.2 Lộ trình thăng tiến và phát triển sự nghiệp 

Cơ hội thăng tiến trong ngành báo chí rất rộng mở. Với sự nỗ lực và cố gắng, các nhà báo/phóng viên có thể thăng tiến lên các vị trí như:

  • Phó trưởng ban, trưởng ban: những người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của một ban, phòng trong cơ quan báo chí.

  • Tổng biên tập: là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của một cơ quan báo chí.

  • Chủ tịch hội đồng báo chí: Là người đứng đầu hội đồng báo chí, có nhiệm vụ giám sát, quản lý hoạt động của các cơ quan báo chí.

4.3 Thách thức và cách đối phó 

Báo chí đang đối mặt với nhiều thách thức khi cạnh tranh với các trang mạng xã hội. Điều này đặt ra thử thách lớn cho các cơ quan báo chí truyền thống vốn đã có quy trình sản xuất, phân phối tin tức khá phức tạp. Không những vậy mà việc thiếu nguồn lực phát triển, đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, nhân sự,...cộng với việc ngày càng có nhiều thông tin tràn lan, khó kiểm soát cũng khiến các đơn vị báo chí đau đầu. Nó không chỉ làm suy giảm niềm tin công chúng mà còn khiến họ trở nên khó tính hơn khi tiếp nhận nguồn tin.

Để đối phó với những thách thức trên, cơ quan báo chí cần đưa ra những giải pháp đồng bộ. Bao gồm: chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng thông tin, xây dựng uy tín. Để làm được những điều này, đòi hỏi các đơn vị phải có đội ngũ phóng viên, biên tập giỏi về chuyên môn, nghiêm túc và có trách nhiệm với nghề. Tránh đưa tin sai lệch, thiếu khách quan hoặc mang tính định kiến.

Ngoài ra, các đơn vị báo chí cũng nên phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước hoặc tổ chức xã hội/cộng đồng để nâng cao nhận thức cho công chúng về vai trò của báo chí trong xã hội. Với những giải pháp đồng bộ và hiệu quả, tin chắc rằng các cơ quan báo chí sẽ vượt qua khó khăn và tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc định hướng dư luận, góp phần xây dựng, phát triển đất nước.

5. Chính sách làm việc và phúc lợi cho nhân viên báo chí

Chính sách, phúc lợi cho nhân viên báo chí thường dựa vào tính chất, thách thức của công việc và loại hình, văn hóa công ty. 

5.1 Môi trường làm việc và văn hóa công ty 

Tuyển dụng báo chí thường cung cấp cho nhân viên chính sách làm việc linh hoạt về thời gian và địa điểm. Điều này phù hợp với đặc thù công việc cần nhiều thời gian di chuyển, điều tra, thu thập thông tin. Ngoài ra nhân viên báo chí còn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, tích cực, năng động, sáng tạo, có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, cấp trên. Từ đó giúp họ thấy được tôn trọng, thoải mái, cải thiện tinh thần và có thêm động lực làm việc.

 5.2 Chính sách phúc lợi

Các cơ quan thường đưa ra nhiều phúc lợi để thu hút và giữ chân nhân tài


  • Được cung cấp chính sách nghỉ có lương cho phép hàng năm, phép ốm, Lễ Tết, thai sản, kết hôn hoặc tang lễ,...

  • Được cung cấp gói bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm đời sống. Có thể bao gồm các chương trình hỗ trợ tâm lý và sức khỏe tinh thần.

  • Được tham gia các sự kiện giao lưu nội bộ, team building và các hoạt động cộng đồng.

  • Cơ quan có hệ thống đánh giá hiệu suất làm việc nhằm đề xuất khen thưởng, thăng tiến dựa trên thành tích, đóng góp của mỗi cá nhân.

5.3 Sự hỗ trợ và đào tạo cho nhân viên 

Nhân viên báo chí có cơ hội nhận học bổng hoặc hỗ trợ tài chính cho các khóa học, chứng chỉ chuyên ngành. Họ còn được tham gia hội thảo, seminar và sự kiện nghề nghiệp để cập nhật kiến thức, kỹ năng mới. Ngoài ra nhân viên báo chí còn được cung cấp thiết bị, công nghệ cần thiết cho công việc, bao gồm máy tính, phần mềm chuyên nghiệp và thiết bị ghi âm, quay phim. Điều đặc biệt với những người làm trong lĩnh vực này đó là được đào tạo về an toàn, bảo vệ bản thân khi công tác tại khu vực nguy hiểm hoặc có điều kiện làm việc đặc thù.

6. Lời khuyên cho nhà tuyển dụng và ứng viên 

6.1 Chiến lược tuyển dụng hiệu quả 

Để thu hút được nhân tài, nhà tuyển dụng cần có một chiến lược tuyển dụng hiệu quả thông qua việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Chúng ta có thể thực hiện bằng cách tạo website cập nhật đầy đủ thông tin công ty, vị trí cần tuyển, quyền lợi, chế độ đãi ngộ; tăng cường hoạt động truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội; giữ quan hệ tốt với các trường Cao đẳng, Đại học,...

Khi đã tạo được uy tín, nhà tuyển dụng phải xác định nhu cầu tuyển dụng để tập trung nguồn lực vào việc tìm ứng viên phù hợp. Sau đó, chúng ta sẽ tiến hành quảng bá rộng rãi trên các kênh thông tin nhằm tiếp cận với nhiều ứng viên và sàng lọc, tuyển chọn những nhân tố tài năng. Quá trình này cần công bằng, minh bạch. 

Bước cuối cùng là tương tác với ứng viên trong buổi phỏng vấn trực tiếp. Nhà tuyển dụng cần tạo cho ứng viên trải nghiệm tốt bằng cách giải đáp thắc mắc rõ ràng, nhanh chóng về công ty, vị trí ứng tuyển, quy trình tuyển dụng, mức lương chi trả,... Điều này sẽ giúp ứng viên thấy tôn trọng, tin tưởng đơn vị của bạn và tăng khả năng nhận lời offer.

6.2 Lời khuyên cho ứng viên 

Ứng viên cần nghiên cứu về công ty và vị trí tuyển dụng trước khi gửi CV

Muốn ứng tuyển phóng viên báo chí hoặc các vị trí tương tự, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và một chiến lược thông minh. Đầu tiên, bạn phải nghiên cứu để hiểu rõ về doanh nghiệp, sản phẩm truyền thông hoặc phong cách báo chí của họ. Tiếp theo chúng ta cần phát triển kỹ năng cần thiết và trình bày rõ ràng vào CV hoặc thư ứng tuyển. Sẽ ấn tượng hơn khi bạn tạo danh mục công việc (Portfolio) có những bài viết, dự án mình đã làm.

Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị, hãy luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn phổ biến để sẵn sàng thảo luận với nhà tuyển dụng về những vấn đề và xu hướng hiện tại trong ngành. Để tăng cơ hội tìm được công việc, bạn nên xây dựng và duy trì mối quan hệ với các chuyên gia trong ngành bằng cách tham gia các hội thảo, sự kiện, diễn đàn trực tuyến,...

Đối với một số vị trí, ứng viên có thể sẽ chuẩn bị một bản thuyết trình hoặc dự án mẫu để nhà tuyển dụng kiểm tra sáng tạo và tư duy phản biện. Vậy nên bạn phải nghiêm túc học hỏi để tự tin khi đối mặt với nhiều tình huống bất ngờ. Sau phỏng vấn, chúng ta nên gửi email cảm ơn và thể hiện sự quan tâm đối với công việc. Đừng ngần ngại khi chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng nếu chưa nhận được phản hồi khoảng thời gian hợp lý.

6.3 Xu hướng tuyển dụng trong tương lai 

Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) đang tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực, trong đó có báo chí. AI đang dần thay thế các nhiệm vụ thủ công trong báo chí, như thu thập thông tin, viết bài, biên tập,... Tuy nhiên, chúng ta vẫn sẽ có nhiều cơ hội nếu như biết tận dụng AI để hỗ trợ đắc lực cho công việc. Ví dụ như các nhà báo có thể sử dụng AI để thu thập - phân tích và xử lý dữ liệu,...

Nhìn chung, xu hướng tuyển dụng tương lai trong lĩnh vực báo chí sẽ tập trung vào những ứng viên có các kỹ năng chuyên môn về công nghệ, sáng tạo liên quan đến truyền thông xã hội và dữ liệu. Vì vậy các bạn cần trau dồi kiến thức ngay từ bây giờ để giảm bớt tỷ lệ cạnh tranh và thành công ở ngành nghề yêu thích.

7. Kết luận 

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin - truyền thông, nhu cầu tuyển dụng báo chí ngày càng được chú trọng. Với những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm được chia sẻ qua bài viết, tôi hy vọng rằng các bạn đã có được định hướng và sẵn sàng theo đuổi đam mê trong lĩnh vực này. Theo dõi  Jobsnew để có thể đọc thêm nhiều thông tin bổ ích khác của cuộc sống.




...Xem thêm