Hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm từ doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ HÙNG VƯƠNG
Trên 30 triệu
TP. Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ HÙNG VƯƠNG
Trên 30 triệu
TP. Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ HÙNG VƯƠNG
Trên 30 triệu
TP. Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ HÙNG VƯƠNG
Trên 30 triệu
TP. Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ HÙNG VƯƠNG
Trên 30 triệu
TP. Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ HÙNG VƯƠNG
Trên 30 triệu
TP. Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ HÙNG VƯƠNG
Trên 30 triệu
TP. Hồ Chí Minh
Với tiềm năng phát triển du lịch to lớn, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy du lịch Việt Nam đang phục hồi tích cực sau đại dịch COVID-19. Điều này tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người lao động có đam mê với du lịch. Mời các bạn cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về những thông tin tuyển dụng - việc làm du lịch hiện nay nhé. Tầm quan trọng của ngành du lịch được phân loại thành 3 lĩnh vực chính bao gồm: kinh tế, xã hội và văn hóa. Cụ thể ở lĩnh vực kinh tế, du lịch có đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia. Nó trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu về nguồn ngoại tệ lớn, kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác như vận tải, lưu trú, ăn uống và bán lẻ. Du lịch góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần bằng cách tạo ra nhiều việc làm, giúp người lao động có thu nhập, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ngoài những giá trị trên, du lịch còn thúc đẩy giao lưu giữa các quốc gia, tăng cường hiểu biết và gắn kết giữa con người với nhau. Không những vậy, ngành nghề này còn bảo tồn và phát huy được những giá trị di sản văn hóa đất nước. Nó được xem là một trong những cách hiệu quả để quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ, ẩm thực,...của dân tộc đến với bạn bè quốc tế. Sự đa dạng trong ngành du lịch là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường. Nó được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Ví dụ: Mục đích du lịch: Du lịch hiện nay không chỉ đơn thuần là tham quan, nghỉ dưỡng mà còn nhiều mục đích khác như du lịch khám phá, du lịch trải nghiệm, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch công vụ,... Đối tượng du lịch: Du lịch không chỉ dành cho người lớn mà còn dành cho trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật,... Địa điểm du lịch: Du lịch không chỉ tập trung ở những thành phố lớn, các khu du lịch nổi tiếng mà còn mở rộng ra vùng nông thôn, miền núi,... Phương thức du lịch: Du lịch không chỉ đi bằng đường bộ, đường thủy mà còn có thể di chuyển bằng đường hàng không, đường sắt,... Đa dạng về loại hình mang lại những lợi ích tuyệt vời cho cả du khách và các tổ chức, doanh nghiệp. Đối với khách du lịch, sự đa dạng giúp họ có nhiều lựa chọn phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng tài chính. Đối với doanh nghiệp, sự đa dạng giúp họ mở rộng thị trường, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Một số loại hình du lịch phổ biến thường được kể đến hiện nay như: Loại hình du lịch phổ biến nhất. Ở đó có hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn tại các khu nghỉ dưỡng, resort,... Loại hình du lịch mang đến cho du khách cơ hội tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa của địa phương. Loại hình giúp du khách hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương, trải nghiệm các hoạt động văn hóa, sinh hoạt thường ngày. Loại hình du lịch này dành cho những người yêu thích sự thử thách, khám phá các địa điểm hiểm trở, nguy hiểm. Loại hình giúp du khách cải thiện sức khỏe, tận hưởng các liệu pháp chăm sóc sức khỏe tại khu du lịch nghỉ dưỡng, spa,... Loại hình du lịch giúp du khách nâng cao kiến thức, hiểu biết về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên của địa phương. Loại hình này dành cho các cá nhân, đoàn thể đi công tác, tham dự hội nghị, hội thảo,... Trong những năm tới, sự đa dạng của các loại hình du lịch sẽ tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Thị trường việc làm du lịch đang có nhiều thay đổi Ngành du lịch đang phục hồi sau đại dịch COVID-19 và nhu cầu tuyển dụng nhân sự đang tăng lên. Dưới đây là một số xu hướng tuyển dụng việc làm du lịch mới nhất: Tăng nhu cầu về nhân sự kỹ thuật số: Các vị trí phổ biến trong ngành bao gồm tiếp thị kỹ thuật số, phát triển web, thiết kế đồ họa và phân tích dữ liệu. Tăng nhu cầu về nhân sự đa ngôn ngữ: Du lịch quốc tế đang gia tăng, điều này dẫn đến nhu cầu về nhân sự đa ngôn ngữ. Các doanh nghiệp cần nhân viên có thể giao tiếp với khách hàng từ nhiều quốc gia khác nhau. Tăng nhu cầu về nhân sự có kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm ngày càng trở nên quan trọng. Các doanh nghiệp du lịch cần nhân viên có thể cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc và làm việc hiệu quả trong một trường năng động. Ở những thành phố lớn thường tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Vì vậy mà những tin tuyển dụng du lịch TPHCM, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng,... rất được các bạn trẻ quan tâm. Mức lương của ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng nhìn chung, thu nhập trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam dao động từ 5 - 15 triệu đồng/tháng. Cụ thể là mức lương khởi điểm dành cho sinh viên mới ra trường khoảng 5 - 10 triệu đồng/tháng. Người có kinh nghiệm từ 2 năm, mức lương sẽ tăng đến 15 triệu/tháng. Người có kinh kỹ năng chuyên môn cao có thể đạt mức lương 20 - 30 triệu/tháng. Lĩnh vực du lịch có tốc độ phát triển nhanh chóng. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành du lịch Việt Nam cần thêm khoảng 40.000 lao động. Điều này tạo ra việc làm cho những người theo học ngành du lịch. Cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch cũng rất đa dạng. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc tại các công ty du lịch lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, cơ quan quản lý du lịch hoặc có thể tự kinh doanh. Du lịch ở nước ta được chia làm nhiều lĩnh vực Du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ lữ hành, khách sạn, nhà hàng đến vận tải, giải trí,... Chuyên tổ chức, thực hiện các chuyến du lịch cho khách hàng. Các vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm: Hướng dẫn viên du lịch: Trực tiếp dẫn khách tham quan, giới thiệu về các địa điểm du lịch. Điều hành tour: Lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các chuyến du lịch. Nhân viên kinh doanh du lịch: Tiếp xúc với khách hàng, tư vấn và bán các sản phẩm du lịch. Nhân viên marketing du lịch: Chịu trách nhiệm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đến khách hàng. Chuyên cung cấp chỗ ở cho khách du lịch. Các vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm: Nhân viên lễ tân: Đón tiếp, hướng dẫn và phục vụ khách hàng tại khách sạn, resort. Nhân viên buồng phòng: Dọn dẹp, vệ sinh phòng ốc cho khách hàng. Nhân viên nhà hàng: Phục vụ khách hàng tại nhà hàng của khách sạn, resort. Nhân viên bar: Pha chế và phục vụ đồ uống cho khách hàng tại bar của khách sạn, resort. Chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch. Các vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm: Nhân viên bán vé: Bán vé máy bay, tàu hỏa, xe khách và tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ vận chuyển. Tài xế xe ô tô, xe buýt: Lái xe đưa đón khách du lịch. Chuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho khách du lịch. Các vị trí công việc phổ biến trong lĩnh vực này bao gồm: Nhân viên hướng dẫn du lịch: Hướng dẫn khách tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Nhân viên tổ chức sự kiện: Lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện, lễ hội cho khách du lịch. Nhân viên bán vé trò chơi, giải trí: Bán vé và tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ vui chơi, giải trí. Ngoài ra, còn nhiều vị trí việc làm khác như: nhân viên bếp, nhân viên bán hàng lưu niệm, nhân viên quản lý vận tải, nhân viên quản lý giải trí, chuyên viên truyền thông du lịch, chuyên viên nghiên cứu du lịch, chuyên viên bảo tồn di sản,... Mỗi vị trí trong ngành du lịch sẽ có yêu cầu cụ thể về kỹ năng Du lịch là ngành dịch vụ nên đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ phục vụ tốt. Tùy theo vị trí mà yêu cầu và kỹ năng cần thiết sẽ có những thay đổi khác biệt. Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn hình dung rõ hơn. Các công ty du lịch tuyển dụng hướng dẫn viên để trực tiếp dẫn dắt, giới thiệu cho du khách về các địa danh, văn hóa, lịch sử,... của một địa phương. Yêu cầu tuyển dụng cụ thể đối với vị trí này tại các doanh nghiệp gồm có: Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chuyên ngành hướng dẫn du lịch hoặc các ngành có liên quan. Có kiến thức về du lịch, lịch sử, văn hóa, địa lý,... của địa phương. Khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt là khả năng thuyết trình trước đám đông. Ứng xử linh hoạt, khéo léo trong các tình huống phát sinh. Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc. Kỹ năng cần thiết cho hướng dẫn viên du lịch là: Giao tiếp - thuyết trình: Hướng dẫn viên cần thuyết trình tốt, mạch lạc, trôi chảy sẽ giúp thu hút và truyền tải thông tin đến du khách dễ dàng, hiệu quả. Ứng xử: Hướng dẫn viên phải có khả năng ứng xử linh hoạt, khéo léo trong các tình huống phát sinh, đảm bảo chuyến đi của du khách diễn ra suôn sẻ. Tổ chức, sắp xếp: Hướng dẫn viên nên học cách tổ chức, sắp xếp kế hoạch chuyến đi hợp lý, đảm bảo du khách có được trải nghiệm tốt nhất. Là người chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và giám sát các tour du lịch. Yêu cầu cụ thể đối với vị trí này là: Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học chuyên ngành du lịch hoặc các ngành có liên quan. Có kiến thức về du lịch, lịch sử, văn hóa, địa lý,... của nhiều địa phương. Khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt là khả năng đàm phán, thương lượng. Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. Khả năng chịu được áp lực công việc. Kỹ năng cần thiết cho nhân viên điều hành tour: Giao tiếp - đàm phán - thương lượng: Giúp người điều hành giao tiếp tốt với khách hàng, đối tác hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Từ đó họ sẽ thương lượng và đưa ra mức giá tốt nhất cho khách hàng hoặc chính doanh nghiệp mình đang làm việc. Làm việc độc lập và làm việc nhóm: Vị trí điều hành tour cần khả năng làm việc độc lập để hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Đồng thời họ cũng phải biết cách kiểm soát và hòa nhập vào môi trường làm việc nhóm để phối hợp với các bộ phận khác trong công ty. Chịu được áp lực công việc: Nhân viên điều hành tour thường xuyên đối mặt với những áp lực về thời gian, chất lượng dịch vụ,... Do đó họ phải mang suy nghĩ tích cực để ứng phó với áp lực và không làm ảnh hưởng đến công việc chung. Đây là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng khi họ đến khách sạn. Vì thế họ phải tốt nghiệp ít nhất là bậc Cao đẳng, Trung cấp về du lịch hoặc những chuyên ngành liên quan. Ở vị trí này ngoại hình ưa nhìn và giao tiếp tốt là một lợi thế. Bên cạnh đó, lễ tân phải nắm bắt được tâm lý khách hàng và khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm xuất sắc. Các kỹ năng nổi bật quyết định sự thành công của nhân viên lễ tân là: Giao tiếp: Nhân viên lễ tân cần giao tiếp tốt để tiếp nhận thông tin và giải đáp thắc mắc của khách hàng nhanh chóng, chính xác. Tránh trường hợp thiếu chuyên nghiệp gây mất thiện cảm với khách hàng khi họ đến khách sạn trải nghiệm dịch vụ. Nắm bắt tâm lý: Nhân viên lễ tân khách sạn cần học cách nắm bắt tâm lý. Từ đó đưa ra những tư vấn nhằm giúp khách hàng hài lòng, thoải mái khi lựa chọn dịch vụ tại khách sạn. Sử dụng hiệu quả các trang web tuyển dụng để tìm việc làm phù hợp Để tìm được việc làm du lịch phù hợp, người lao động nên sử dụng các trang web tuyển dụng uy tín như: Jobsnew, Vietnamworks.com, CareerBuilder.vn,... Nhưng quan trọng nhất vẫn là nắm rõ quá trình ứng tuyển để tăng khả năng được nhà tuyển dụng gọi đến trao đổi phỏng vấn trực tiếp. 1. Xác định vị trí và địa điểm Trước khi tìm việc làm du lịch trên các website tuyển dụng, bạn cần xác định vị trí công việc và địa điểm mong muốn phát triển sự nghiệp để tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình tìm kiếm. 2. Tạo hồ sơ ứng viên thu hút Hồ sơ ứng viên là ấn tượng đầu tiên đối với nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy tạo một hồ sơ chỉn chu bao gồm thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng,... 3. Tìm việc phù hợp Hầu hết các trang web đều cung cấp công cụ giúp ứng viên tìm kiếm vị trí phù hợp. Bạn có thể sử dụng các từ khóa liên quan đến vị trí, địa điểm, mức lương, v.v. để lọc ra công việc theo mong muốn. 4. Nộp hồ sơ ứng tuyển Khi tìm thấy việc phù hợp, bạn cần nộp hồ sơ ngay lập tức. Hồ sơ ứng tuyển cần gửi đầy đủ, chính xác, bao gồm cả thư xin việc, CV và các giấy tờ liên quan. 5. Theo dõi tình trạng hồ sơ ứng tuyển Sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển, ứng viên nên theo dõi hồ sơ hoặc liên hệ với nhà tuyển dụng để hỏi về tình trạng hồ sơ của mình. Để nổi bật trong quá trình ứng tuyển, ứng viên cần kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển. Vì vậy, bạn cần nghiêm túc tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp hoặc công việc thông qua các nguồn tài liệu sách báo, diễn đàn hoặc chương trình đào tạo về du lịch. Ứng viên cũng nên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, thực tập tại các công ty du lịch để gia tăng kinh nghiệm. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị trang phục, tác phong chỉn chu và luyện tập trả lời câu hỏi phỏng vấn cũng là yếu tố giúp bạn nổi bật so với vô số ứng viên còn lại. Ngành du lịch sẽ tiếp tục phát triển với những cơ hội và thách thức mới Sự phát triển của công nghệ tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có du lịch. Nó làm thay đổi cách thức hoạt động của ngành, mang lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp du lịch, du khách và các cơ quan quản lý. Đối với các doanh nghiệp: Công nghệ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và mở rộng thị trường. Điều này được thể hiện thông qua các hoạt động tự động hóa các quy trình đặt phòng, bán vé, thanh toán, chăm sóc khách hàng, quy trình quản lý (nhân sự, tài chính, hàng tồn kho) và tăng cường kết nối với khách hàng bằng các kênh trực tuyến như website hoặc mạng xã hội. Đối với du khách: Công nghệ giúp du khách có những trải nghiệm du lịch thú vị và thuận tiện hơn. Họ có thể tra cứu thông tin điểm đến, dịch vụ để lên kế hoạch chỉn chu cho chuyến đi. Ngoài ra du khách sẽ đặt các dịch vụ dễ dàng đặt phòng, vé máy bay, vé tham quan,... Nhờ đó mà tiết kiệm thời gian hoặc giảm chi phí nhờ vào các ưu đãi đặc biệt. Đối với cơ quan quản lý: Công nghệ giúp các cơ quan nâng cao hiệu quả quản lý bằng cách thu thập, phân tích dữ liệu chính xác. Giúp nắm bắt tình hình du lịch hiện tại và đưa các chính sách phù hợp thúc đẩy du lịch trong tương lai. Không những thế mà công nghệ còn giúp cơ quan quản lý điểm đến dễ dàng nhằm bảo vệ môi trường, văn hóa và an ninh trật tự. Bên cạnh cơ hội, du lịch cũng phải đối diện với một số thách thức, đặc biệt là biến đổi khí hậu và thiên tai. Điều này đang gây ra tác động tiêu cực cho du lịch nước nhà. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán đang khiến nhiều điểm đến du lịch bị ảnh hưởng, gây thiệt hại về kinh tế và con người. Song song đó, an ninh cũng là mối quan tâm hàng đầu của du khách. Tuy ở Việt Nam không có những trường hợp khủng bố hay bạo lực nhưng chúng ta vẫn phải đề phòng để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc. Ngoài hai thách thức chính đã được nhắc đến, du lịch nước ta còn gặp những cạnh tranh đến từ các địa điểm nổi tiếng khác trên thế giới. Vì vậy bắt buộc các chuyên gia trong ngành phải có những giải pháp, chiến lược phát triển du lịch bền vững, thu hút và giữ chân du khách. Tôi nghĩ các doanh nghiệp cũng nên triển khai ứng dụng công nghệ mới và xây dựng những dịch vụ hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, tuyển dụng việc làm du lịch đã mở ra cơ hội cho nhiều bạn trẻ. Đây là tín hiệu tốt cho những người yêu thích du lịch, trải nghiệm và có ước mơ theo đuổi, chinh phục ngành nghề này. Hy vọng với những chia sẻ của Jobsnew, bạn đã tìm được thông tin bổ ích để giải thích cho những thắc mắc của mình. Mong rằng các bạn sẽ sớm tìm được công việc phù hợp với năng lực. Đừng quên theo dõi Jobsnew để biết thêm nhiều điều ý nghĩa khác.Tuyển dụng việc làm du lịch: Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch
1. Giới thiệu ngành du lịch
1.1 Tầm quan trọng của ngành du lịch
1.2 Sự đa dạng của các loại hình du lịch hiện nay
Du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch khám phá
Du lịch trải nghiệm
Du lịch mạo hiểm
Du lịch chữa bệnh
Du lịch giáo dục
Du lịch công vụ
2. Phân tích thị trường việc làm trong ngành du lịch
2.1 Các xu hướng tuyển dụng du lịch mới nhất
2.2 Mức lương và cơ hội phát triển nghề nghiệp
3. Các loại việc làm trong ngành du lịch
3.1 Mô tả các vị trí việc làm phổ biến
Lĩnh vực lữ hành
Lĩnh vực lưu trú
Lĩnh vực vận chuyển
Lĩnh vực vui chơi giải trí
3.2 Yêu cầu cụ thể và kỹ năng cần thiết cho mỗi vị trí
Hướng dẫn viên du lịch
Nhân viên điều hành tour
Nhân viên lễ tân khách sạn
4. Hướng dẫn cách tìm việc làm trong ngành du lịch
4.1 Cách sử dụng hiệu quả các trang web tuyển dụng
4.2 Làm thế nào để nổi bật trong quá trình ứng tuyển
5. Xu hướng và thách thức khi phát triển ngành du lịch
5.1 Phân tích về sự phát triển công nghệ
5.2 Thách thức trong tương lai
6. Kết luận